Học tập luôn được đánh giá là quan trọng đối với con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại thì càng thấy được tầm quan trọng không thể thay thế của việc học. Học tập giúp chúng ta lĩnh hội được những tri thức hay mới và bổ sung cho kiến thức sẵn có. Có lẽ chính vì thế mà từ xưa, Lê-nin đã từng nói:” Học, học nữa, học mãi.” Để khuyên nhủ mỗi chúng ta phải biết coi trọng việc học và học tập không ngừng nghỉ.


Học hay còn gọi là học tập, học hành, là quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, võn sống hay hiểu biết về con người, về thế giới xung quanh, là quá trình trau dồi, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm,… Học tập cũng như việc học bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh của người học. Nó không xảy ra đồng thời nhưng xây dựng dựa trên những định hình mà chúng ta đã biết. Học tập có thể xem như một quá trình chứ không phải tập hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều.
Chúng ta học tập và lĩnh hội kiến thức, hiểu biết ở khắp mọi nơi: ở trường, ở ngoài xã hội,.. học từ thầy cô, cha mẹ, học từ bạn bè,….Sự học bắt đầu từ những điều nhỏ nhất là “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lớn lên thêm một chút, chúng ta học cách giao tiếp, ứng xử, học kiến thức khoa học và xã hội, học cách để kiếm sống, học cách để tồn tại,… Chúng ta có thể học từ rất nhiều nguồn khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau: học theo phương pháp truyền thống, học qua sách báo, tivi và các phương tiện truyền thông, học online, học trung tâm,…
“ Học nữa, học mãi” là tiếp tục học, học không ngừng nghỉ. Như vậy, có thể thấy câu nói của Lê nin là khẳng định tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống mỗi con người và khuyên mỗi chúng ta phải biết lấy phương châm học suốt đời làm kim chỉ nam, không ngừng học hỏi để trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân.
Vậy tại sao chúng ta cần học? Tại sao lại cần học nữa, học mãi? Thứ nhất, chỉ có học tập mới là con đường đưa con người tiếp cận đến giá trị sống tốt đẹp. Học tập giúp chúng ta nhận thức về cuộc sống, nhận thức về thế giới, hiểu con người, hiểu cuộc đời, hiểu về chính mình. Học tập cũng là quá trình tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, để áp dụng vào công cuộc xây dựng và cải thiện cuộc sống. Thứ hai là, kiến thức là vô biên, mênh mang như biển lớn không biết đâu là tận cùng. Người học chưa bao giờ có thể tự hào vỗ ngực khẳng định rằng mình đã học hết tất thảy mọi thứ. Đó là điều không thể xảy ra. Đó là một chân lý, một sự thật hiển nhiên. Chẳng phải Darwin đã từng nói:” nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”, còn Kalinin thì khẳng định:” đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” Hay chính Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng từng dạy rằng:” Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.”. Sau nữa, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi công nghệ 4.0 đang từng bước thay đổi cuộc sống con người, chúng ta phải biết học tập để nắm bắt cái mới, để theo kịp thời đại, không bị tụt hậu.Các thế hệ máy móc, rô bốt liên tục được phát minh, nếu con người chúng ta không học tập để có đủ năng lực thống trị trí tuệ nhân tạo, điều gì sẽ xảy đến? Rô bốt và máy móc sẽ vùng lên thống trị loài người?
Một người bắt đầu học từ khi sinh ra. Học nói, học cười, học đi , học đứng. lớn hơn thì học viết, học đọc, học các kiến thức về thế giới và con người. Lớn thêm chút nữa thì học cách làm người, học cách làm chủ cuộc sống, khi có gia đình thì lại phải học cách làm cha mẹ, học cách nuôi dạy con cái,… Học đến hết một đời người cũng không đủ.
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà ko chịu tiếp tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.


Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài Xã hội.


Như vậy, có thể thấy câu nói của Lê-nin là một đúc kết đúng đắn. Bằng kinh nghiệm và tầm nhìn của một con người vĩ đại, người đã gửi gắm đến thế hệ mai sau một thông điệp thật giàu ý nghĩa.

–Sưu tầm–