Khi bạn đang ở chế độ sinh tồn, cặm cụi kiếm sống liên tục, bạn không có thời gian tập trung vào việc tự hiện thực hóa những điều đơn giản khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Hạnh phúc là đích đến hầu hết mọi người tìm kiếm. Rất nhiều người đều cho rằng, điều kiện để có được hạnh phúc là bạn phải thành công. Tại sao phải đợi đạt được thành công mới có thể tận hưởng niềm vui của cuộc sống?
Không có câu trả lời dễ dàng, nhưng tôi có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết mà tôi đã học hỏi và tự thực hiện suốt thời gian qua. Bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn đạt được một mục tiêu cuối cùng, nhưng bạn sẽ trưởng thành hơn trong quá trình này và nhận thức được nhiều điều quý báu.
Sự tự cải thiện có thể là một hành trình khai sáng tâm lí, nhưng cũng có thể là một quá trình dài khiến ta cảm thấy bản thân mình tồi tệ và luôn bị ám ảnh về những mục tiêu không bao giờ có thể đạt được.
Việc phải tự cải thiện có thể khiến một số người không thích vì phần lớn nó đến từ một tinh thần thiếu tích cực. Bạn được biết về những gì mình không có, mình chưa đủ giỏi ra sao và vẫn còn phải tiến xa như thế nào.
Tất nhiên, việc mọi người đều muốn ta phải cố gắng để cải thiện cuộc sống của mình có thể hơi nặng nề, nhưng để đạt được mục tiêu dài hạn thì tham vọng và mong muốn phù hợp là điều cần thiết.
Vậy làm thế nào để bạn đạt được những mục tiêu lớn hơn mà không khiến bản thân phải nản lòng trong quá trình này? Làm thế nào để tận dụng những yếu tố lành mạnh của quá trình tự cải thiện và biến chúng thành lợi thế của bạn, đồng thời loại bỏ một số yếu tố không tốt?
1. Chìa khóa để có được hình ảnh tích cực về bản thân
Tôi nhìn nhận bản thân theo cách sau đây.
Ví dụ: Giả sử bạn nêu vấn đề rằng muốn kiếm nhiều tiền hơn vì điều đó sẽ mang lại sự linh hoạt và tự do.
Thật dễ dàng để trả lời rằng bạn chỉ nên chấp nhận tình hình tài chính của bản thân vì tiền ‘không quan trọng’ và nó là ‘gốc rễ của mọi điều xấu xa.’ Thực tế, nhiều người sử dụng câu trả lời này như một lời biện hộ vì họ lo rằng không thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhưng câu trả lời đúng nên là gì?
Chấp nhận rằng bạn không có tình hình tài chính như mong muốn ở thời điểm hiện tại, nhưng hãy quyết tâm cải thiện tình hình của mình bằng cách tạo ra những thay đổi trong cuộc sống. Lập kế hoạch để bắt đầu một nghề tay trái hoặc tìm cách kiếm thêm thu nhập mà không để cái tôi và ham muốn điều khiển tâm trí. Làm điều đó vì sự linh hoạt, không phải vì địa vị.
Bạn có thể đạt được những mục tiêu cao hơn mà không phải làm nô lệ cho những ham muốn của mình. Lúc đầu bạn có thể chỉ nghĩ rằng mình là một người tốt và đang cố gắng làm tốt hơn, nhưng sau đó bạn cũng đồng thời tránh được việc rơi vào cái bẫy của sự tự bằng lòng.
Thực tế, sự tự chăm sóc bản thân đúng nghĩa có liên quan đến việc thúc đẩy bản thân đạt được thành tích cao hơn. Sự chấp nhận bản thân đúng nghĩa bao gồm việc chấp nhận rằng bạn có mục tiêu, tham vọng và mong muốn, cùng với bản thể ‘tinh thần’ của bạn.
Sự bằng lòng và tham vọng không phải là những mục tiêu đối nghịch nhau. Khi được sử dụng đúng cách, chúng có mối quan hệ cộng sinh.
2. Tại sao bạn cần “Thành công” để trở nên “Hạnh phúc”
Hãy xem xét hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow. Đầu tiên, bạn cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình trước khi có thể nghĩ về bất kỳ điều gì khác. Sau đó, bạn có thể tiến lên để đạt được những mục tiêu ít bức thiết hơn nhưng giá trị hơn. Và như thế, bạn đạt đến cấp độ cuối cùng – đích đến/sự tự hiện thực hóa – bằng cách đáp ứng tất cả các nhu cầu khác từ trước đó.
Ảnh: Internet
Tôi khuyến khích bạn thoát khỏi kiểu sống chỉ để tồn tại để có thể tạo thời gian và sự tự do để bản thân hạnh phúc. Khi bạn đang ở chế độ sinh tồn, cặm cụi kiếm sống liên tục, bạn không có thời gian tập trung vào việc tự hiện thực hóa những điều đơn giản khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều người trong nhóm này khẳng định họ thấy bằng lòng, nhưng tôi chỉ không hiểu bạn có thể bằng lòng như thế nào nếu bạn phải dành phần lớn thời gian để làm những việc mà mình không muốn.
Hãy quên đi những việc như tìm kiếm mục đích sống, mà hãy làm điều gì đó bạn thích để kiếm sống và tạo ra sự linh hoạt về tài chính.
Tôi không giàu có, nhưng có thể đến cửa hàng tạp hóa và mua bất cứ thứ gì mình muốn. Tôi đã từng rất ghét cửa hàng tạp hóa khi tôi còn khánh kiệt, với một người vợ và một đứa con thơ, bởi đôi khi tôi phải trả lại đồ vì không đủ tiền mua.
Tôi giờ có thể làm việc bốn giờ một ngày và dành thời gian còn lại trong ngày để làm bất cứ điều gì bản thân muốn. Nếu muốn đi du lịch, tôi có thể mua vé và đi ngay. Tôi có thể và thường thường, dành cả ngày để hoàn toàn không làm gì cả, nhưng cũng không cảm thấy tội lỗi.
Hãy đi theo con đường này, và cuộc sống đúng nghĩa và sự tự do sẽ trở lại.
3. Buông bỏ để đạt được nhiều hơn
Khi đạt được một số mục tiêu và giải quyết được một số nhu cầu, bạn sẽ nhận ra rằng bạn chưa bao giờ muốn kết quả nhiều như vậy. Ngoài ra, bạn cũng muốn xem thử liệu bạn có thể thu lại được gì hay không.
Khi bạn kiếm tiền và nhận ra rằng nó không giải quyết được mọi vấn đề, thì bạn có thể thực sự nói rằng tiền không quan trọng. Khi bạn có được địa vị và sự chú ý, để rồi thấy rằng nó không mang lại cho bạn những gì bạn nghĩ, thì bạn có thể tập trung vào các mối quan hệ quan trọng khác.
Cuộc đời là một trò chơi. Bạn ở đây để chơi trò chơi. Đừng quá nghiêm túc. Bạn có thể đạt được nhiều điều hơn trong cuộc sống bằng cách buông bỏ mọi thứ – cái tôi quá mức, sự thực dụng có từ nỗi sợ, sự ràng buộc với kết quả…
Đó là điều kỳ lạ nhất về nó. Càng tự do, bạn càng học được cách vừa để tâm vừa không quan tâm, và cuộc sống nhờ thế lại càng dễ dàng hơn.
*Theo chia sẻ của blogger Ayodeji Awosika – tác giả sách bán chạy, cây bút hàng đầu của Medium và diễn giả tại TEDx Talk.