“Thương người như thể thương thân” là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Nhưng hiện tại, cuộc sống với mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề, nhịp sống hối hả. Cuộc sống hiện đại mỗi ngày đã và đang cuốn con người vào vòng xoáy của nó. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ghì chúng ta sát đất, khiến nhiều người trở nên sống khép kín hơn, thậm chí nhiều khi là vô cảm, sống theo kiểu “ thân ai nấy lo”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau.

Thơ: Ấm nghĩa đồng bào

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”

Cuộc sống này, luôn tồn tại những khó khăn. Không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta luôn cần những sự đồng cảm đến từ trái tim. Và sự sẻ chia dù nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

“Đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì vẫn còn những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Báo động tỷ lệ trẻ em DTTS bị suy dinh dưỡng | Báo Dân tộc và Phát triển

Theo đà phát triển, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn phải chịu những cơn giận dữ của thiên nhiên. Phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ruộng lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh đau thương khắp vùng. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích… Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Nhiều xã miền Trung bị nước lũ cô lập - VnExpress

Và hiện nay là cảnh đồng bào miền Trung ta đang quằn mình chống lại với mưa lũ, đã có hơn 55 người chết, 7 người mất tích; hơn 150 nghìn ngôi nhà bị ngập, hư hại. Gần 4.500 ha lúa, hoa màu bị ngập; hơn 2.100 ha thủy sản bị thiệt hại, hơn 150 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, nhiều tuyến đường bị chia cắt, trường học, trạm xá và công trình công cộng bị hư hại nặng nề. Hàng chục nghìn người đang lâm vào cảnh khó khăn. Lúc này miền Trung đang cần lắm sự đồng cảm và sẻ chia của chúng ta.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, Bác Hồ cũng từng kêu gọi và thực hành cùng toàn dân chống lại giặc đói. Bác cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần ăn hàng ngày, để cùng quyên góp hũ gạo cứu đói cho bà con. Chúng ta hãy cùng học tập và làm theo tấm gương của Bác, cùng hướng về đồng bào miền Trung để thực hành tinh thần tương thân tương ái này.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió  cuốn đi.” ― Trịnh Công Sơn | Hình xăm hoa hồng ở vai

Hãy sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương.

Huệ Minh