Ngày nay, Một số Phật tử chưa nhận thức được rõ ràng việc mặc màu áo theo đúng tinh thần nhà Phật. Bất kì ai hễ khoác lên mình bộ áo Hoại Sắc thì phải ý thức được rằng mình đang là một hành giả tu Phật, đang đại diện cho một tôn giáo đề cao sự bình đẳng, sự nhu hòa, nhẫn nhục và giải thoát.

Thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn cho phép được nhuộm y áo Phấn Tảo (vải lượm từ những người chết) từ vỏ cây đà-bà, vỏ cây bà-trà, kiền-đà-la, tất bát, a-ma-lặc, hoặc dùng gốc cây, hay cỏ thiến để nhuộm (Phần Luật – Tập 5) màu chủ yếu là màu Vàng, màu Nâu đất hoặc Nâu đỏ, ngoài ra hàng cư sĩ mà Phật gọi là Bạch Y thì họ mặc 1 màu vải trắng biểu trưng cho sự thanh tịnh và tinh khiết. Còn bây giờ thời đại phát triển vải được nhuộm công nghiệp, màu cũng được nhuộm công nghiệp màu sắc đa dạng, màu sắc và hình thức của các tông phái cũng khác nhau. Chiếc áo Nâu sòng hay màu Lam còn được gọi là Áo Hoại Sắc  theo phong tục Việt Nam) được dùng trong môi trường tu tập chốn thiền môn thanh tịnh, là y phục dùng để che kín thân thể con người giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của thời tiết, khí hậu và côn trùng, chứ không phải vì một mục đích nào khác. Chiếc áo màu Nâu tượng trung cho sự giản dị chân phương, thanh bần, thoát tục biểu trưng cho sự Thiểu Dục Tri Túc của cuộc sống chốn thiền gia, còn chiếc áo Lam tượng trưng cho sự Hòa Bình và Hạnh Phúc.

Ngày nay, Một số Phật tử chưa nhận thức được rõ ràng việc mặc màu áo theo đúng tinh thần nhà Phật. Bất kì ai hễ khoác lên mình bộ áo Hoại Sắc thì phải ý thức được rằng mình đang là một hành giả tu Phật, đang đại diện cho một tôn giáo đề cao sự bình đẳng, sự nhu hòa, nhẫn nhục và giải thoát. Rất nhiều loại màu áo được quý Phật tử may mặc nhằm làm đẹp mà không hiểu ý nghĩa sâu xa của chiếc áo Hoại Sắc trong chốn thiền gia, ngoài việc may mặc những màu áo sặc sỡ, chiếc áo còn được cách tân thêu vẽ hoa văn. Và dường như họ ảnh hưởng tư tưởng Ăn ngon – Mặc đẹp ngoài thế gian làm sai lệch đi con đường Phật dạy.

Thân thương chiếc áo màu lam
Mặc vào người thấy tánh tham tan dần
An nhiên đang đến dần dần
Tham si sân hận lần lần ra đi

Chiếc áo mặc vào không những thể hiện nét đẹp thanh bần chốn thiền môn, mà còn làm cho người mặc luôn tự nhủ rằng mình là người phật tử, những tính tham lam sân hận si mê sẽ được dần trừ bỏ, không bám chấp vào việc mặc đẹp ta sẽ cảm thấy an lạc hơn và sống cuốc sống biết thiểu dục tri túc. Dù bạn có là ai trong cuộc đời này, một khi đã khoác lên mình chiếc áo màu lam, cùng quy kính dưới ngôi Tam Bảo thì không còn sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, phẩm bậc, chức quyền, trình độ, nghề nghiệp nữa. Lúc đó mọi người cùng có một gia thế như nhau, một tầng lớp như nhau, cùng là những người con thương yêu của đấng Thế Tôn. Màu áo lam hay màu nâu không thể hiện cho cái giàu hay cái nghèo, càng không phải là nơi bạn thể hiện cái tôi vị kỉ với mọi người. Tất cả những điều đó là hành trang tư lương trên con đường giác ngộ giải thoát.

Hy vọng rằng, Giới Phật tử ngày nay hiểu rõ được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc mặc áo Hoại Sắc chốn thiền môn theo đúng với tinh thần của Đức Thế Tôn đã dạy. Mặc chiếc áo Hoại Sắc trong niềm tỉnh thức và an lạc, sống đúng tư cách đạo đức ta mới xứng đáng là Đệ tử của Phật, không hổ thẹn với màu áo giải thoát. “Hãy để cho chiếc Áo Hoại Sắc trở về với đúng nghĩa của nó, coi trọng như tinh hoa của nhà Phật, là bản tâm của Đức Như Lai”


Bài viết: “Hãy trở về màu áo lam đúng nghĩa”
Thích Giác Tuệ Hiếu/ Vườn hoa Phật giáo