Bụi là một thứ rất quen thuộc và hầu hết chúng ta đều không hề ưa thích. Do đó,  chúng ta luôn bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để quét chúng, để hút chúng, để làm chúng biến khỏi tầm mắt. Thế mà chúng ta vẫn không thể thấu hiểu được hành động quá đỗi quen thuộc này.

Bụi trong công nghiệp - Vai trò, ảnh hưởng của bụi đến với chúng ta

Bụi vốn dĩ là một thứ không được ưa thích vì thông qua các căn, chúng làm cho ta khó chịu. Chúng không phải là thứ lý tưởng để ngửi và hít vào, không phải là thứ mềm mại và an toàn khi chạm đến, càng không phải là đồ vật thơm ngon để nếm thử.

Chính xác, bụi là đối tượng đem đến những bất như ý và chúng ta sẵn sàng BẬT CHẾ ĐỘ PHÒNG TRÁNH ở mọi lúc mọi nơi. Đã vậy, một khi bụi bám lên thứ gì là làm cho thứ đó kém sắc và cũ đi, trong khi mắt thì lại thích những thứ tươi mới như hoa và lấp lánh như ngọc. Nếu như bụi cũng giống như những hạt kim tuyến sắc màu thì có lẽ chúng cũng đã được đón nhận rồi.

Khi được hỏi “bạn cảm giác thế nào khi nhìn thấy bụi”? Có người nói là “cảm thấy dơ lắm, ghê lắm”, người thì nói là “thấy chướng mắt, muốn tránh xa hoặc là quét nó đi”,… Đó chính là thói quen phòng vệ và phản ứng lại những bất như ý mà không phải ai cũng có thể gọi được tên chính xác. Ở trong phản ứng đó có tồn lại sân, một trong những cái sân nho nhỏ của thường ngày. Vậy mà chúng ta lại không hay biết gì mà cứ để nó huân tập. Trong Kinh Địa Tạng có dạy: “những cử chỉ động niệm của chúng sanh không có chi là chẳng phải tội”, thật khiến ta giật mình.

Một hạt bụi còn làm ta giận thế huống chi là gặp phải một người cứ hay thích làm trái ý mình. Thầy Thích Minh Niệm thường nói một câu rất hay đó chính là “không dán nhãn hiệu, không áp đặt thái độ”. Đúng vậy, khi mắt thấy bụi, ta nhận biết đó là bụi. Vì biết bụi không tốt đối với sức khỏe, đồ vật và khiến người khác không ưa thích. Do đó, ta biết điều nên làm là dọn sạch chúng. Và bụi là một thứ rất đỗi bình thường nên không cần phải chiến thắng chúng bằng công cuộc dọn 1 lần. Cái tâm thái dọn dẹp lúc đó thật vắng lặng mà không nỗi sân nào có thể chiếm ngự được.

Thật ra, bụi chỉ là một ví dụ trong muôn vàn cái ô trược của thế giới này, một ví dụ của những bất như ý xảy ra trong cuộc đời. Nếu nói sâu hơn là do chúng ta đã gieo duyên với bụi, đó là một cuộc gặp gỡ định mệnh không ai tránh khỏi, gọi là “cảm ứng quả báo thế giới bên ngoài” trong Kinh Phật Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt có đề cập. Bởi lẽ khi dục vọng còn làm chủ, ô trược sẽ vẫn còn đó, chưa thể chuyển hóa thành thanh tịnh đâu bạn ạ!

Nam Mô A Di Đà Phật